Trong cuộc sống, ai cũng có ít nhất một lần gặp phải hiện tượng cứng cổ. Sẽ không có gì đáng nói nếu hiện tượng này chỉ đến 1 lần rồi đi. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị, hoặc thời gian kéo dài thì nên đi thăm khám. Bởi nếu không có thể dẫn tới tình trạng cứng cổ không quay đầu được. Dần thành mãn tính, ảnh hưởng tớ cuộc sống, công việc.
Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần biết về Cứng cổ không quay được đầu Nguyên nhân và Giải pháp nhé.
Nguyên nhân gây cứng cổ không quay được đầu
Do căng cơ
Một số hoạt động khiến cho cổ ở tư thế không thoải mái trong thời gian dài có thể khiến các cơ ở vùng cổ bị mỏi, co thắt. Ở đây có thể kể đến: Nghiêng cổ để nắm giữ điện thoại khi nghe gọi, tư thế ngủ không đúng (nằm nghiêm, không sử dụng gối), mang vật nặng một bên vai, người làm việc với máy tính phải cúi nhìn màn hình hàng ngày, một số trường hợp khác là bệnh nghề nghiệp (lái xe, thợ sơn).
Do các bệnh lý cột sống cổ
Cột sống cổ bao gồm rất nhiều các thành phần cấu tạo nên như xương đốt sống, các khớp, rễ thần kinh, các cơ. Tủy sống cũng chạy dọc cơ thể, trong đó có 7 đốt sống cổ. Khi càng có tuổi, các bộ phận bị lão hóa, tổn thương, gây nên hiện tượng cứng cổ, kèm theo đó là các cơn đau và nhiều vấn đề khác liên quan đến thần kinh. Một số bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ phổ biến gồm:
– Hẹp ống sống cổ: Hẹp sống có thể do người bệnh có các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, gai đôi đốt sống, xuất hiện khối u trong cột sống, hoặc viêm khớp cột sống… Diện khớp ở giữa các đốt sống có thể phình ra và gây sự chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Người bị hẹp cốt sống thường có triệu chứng đau mỏi vai gáy, cứng cổ, đau hoặc tê bì ở cánh tay lan xuống ngón tay, tứ chị bị yếu và mất dần cảm giác, vận động khó.
– Các bệnh lý đĩa đệm: Các đĩa đệm bị thoát vị do do lão hóa hoặc chấn thương gây kích thích các rễ thần kinh cũng gây ra hiện tượng bị cứng cổ, đau cổ, đau vai, lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
– Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân ít gặp hơn so với các trường hợp kể trên, nhưng đau cứng cổ do nhiễm trùng lại vô cùng nguy hiểm. Điều này có nghĩa người bệnh đang gặp phải các bệnh lý như viêm màng não, bệnh não mô cầu. Khi có những biểu hiện như đau đầu, sốt, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, đau cứng cổ… các bạn nên lập tức đi khám để được các chuyên gia, bác sĩ khám, điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, và bệnh cúm, căng thẳng quá độ cũng có thể gây ra đau cứng cổ.
Triệu chứng đau cứng cổ thường gặp
Tình trạng đau cứng cổ thường trở nên xấu đi khi, nhất là với những người do đặc thù công việc phải ngồi nhiều và giữ nguyên tư thế trong một thời gian như lái xe, nhân viên văn phòng.
Người bệnh cũng có thể thấy cơ bắp căng và co thắt; Đau đầu; Phần đầu bị hạn chế khả năng di chuyển, thậm chí không thể quay đầu.
Một số triệu chứng không được liệt kê do tính phổ biến, thường gặp có nó trong cuộc sống hàng ngày. Khi xuất hiện những cơn đau tăng dần hoặc âm ỉ trong nhiều ngày, cơn đau lan dần ra các bộ phận khác của cơ thể, có cảm giác nhức đầu, tê bì, kim châm trên da, mất cảm giác… Các bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám. Cả cả ki triệu chứng nhẹ, không nên chủ quan, vì các bệnh lý về xương khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến mất khả năng vận động.
Điều trị cứng cổ không quay được đầu
Để xác định được chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ thu thập thông tin từ tiền sử bệnh, bên cạnh đó là thực hiện các xét nghiệm như:
– Chiếu chụp X quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính: Thông qua hình ảnh sắc nét các chuyên gia có thể tìm ra nguyên nhân gây đau. Nếu nghi ngời bệnh do dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ được đo điện cơ.
– Xét nghiệm máu: Giúp các bác sĩ xác định tình trạng nhiễm trùng gây ra đau cứng cổ.
Việc điều trị cứng cổ không quay đầu được tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Hầu hết các bệnh nhân bị đau cứng cổ đều đáp ứng việc tự chăm sóc cá nhân trong 2 – 3 tuần. Nặng hơn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống trầm cảm, giãn cơ.
Vật lý trị liệu cũng được sử dụng phổ biến như kích thích thần kinh (sư dụng dòng điện đi qua da), dùng nẹp cổ. Nếu bệnh nặng như bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thì có thể được chỉ định phẫu thuật.
Phòng ngừa cứng cổ không quay được đầu
Nếu đau cứng cổ do vấn đề tư thế và lao động các bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục đơn giản như sau:
Chườm: Sử dụng chườm nóng và lạnh xen kẽ. Đầu tiên dùng túi gel đá lạnh hoặc bọc đá lạnh trong khăn để chườm trong vài ngày đầu. Sau đó xe kẽ với chườm nhiệt nóng, căn nhiệt độ vừa phải, tắm nước ấm nóng.
Thuốc: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vận động: Duy trì việc tập luyện hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, không nên ngồi lâu một chỗ.
Massage trị liệu: Các động tác mát xa, xoa bóp có tác dụng giảm đau, tăng cường vận động và lưu thông máu rất tốt. Trên một số ghế massage hiện đại ngày nay được trang bị bài massage Nuad Thái – massage kéo giãn kiểu Thái có tác dụng phòng kéo giãn các đốt sống và phòng ngừa các bệnh liên quan đến thoát vị rất tốt.
Bên cạnh đó, các ghế massage cao cấp cũng được trang bị hệ thống con lăn 4D, túi khí đa cấp độ để tăng cường khả năng massage chuyên sâu cho cổ – vai – gáy rất tiện lợi.
Trên đây là một số chia sẻ về Cứng cổ không quay được đầu: Nguyên nhân và Giải pháp. Đau cứng cổ không quay được đầu có thể đến với bất cứ ai, ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định và đến các cơ sở y tế khi có những triệu chứng dù là nhỏ nhất.
Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến đau cứng cổ, nguyên nhân đau cổ, triệu chứng đau cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, massage trị liệu, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.