HomeBí KípTrà giảo cổ lam

Trà giảo cổ lam

Trà giảo cổ lam là một trong những loại trà được giới thượng lưu Châu Á sử dụng thường xuyên nhất khoảng 5 6 năm trở lại đây. Vậy, vì lý do gì mà loại trà này lại được chào đón như vậy?

trà giảo cổ lam
trà giảo cổ lam

Có thể bạn không biết tại Trung Quốc giảo cổ lam vẫn được gọi với cái tên “Cỏ trường thọ” còn tại Nhật Bản thì lại nổi tiếng với tên “Phúc ẩm thảo”. Ngoài ra giảo cổ lam còn có một vài tên khác như “Cây trường sinh, Dền toòng, Cổ yếm, Ngũ diệp sâm…

Chỉ với cái tên chúng ta đã có thể hiểu được trà giảo cổ lam có điểm mạnh về nâng cao sức khỏe. Đối với con người thì sức khỏe vốn là thứ vô giá mà trà giảo cổ lam lại giống như thần dược nên được giới thượng lưu sử dụng là điều dễ hiểu.

Trà giảo cổ lam có tốt không?

Trong trà giảo cổ lam chứa rất nhiều hợp chất như flavonoid, saponin, vitamin cùng các khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, phốt pho, selen,… rất tốt cho cơ thể con người.

Có thể bạn không biết nhưng chất Saponin là thành phần hóa học chính trong nhân sâm, có tác dụng đối với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, điều hòa của cơ thể. Mà trong trà giảo cổ lam 7 lá thì lượng Saponin còn nhiều hơn cả nhân sâm tới 3 lần.

trà giảo cổ lam
giảo cổ lam sau khi chế biến

Một số tác dụng chính của trà giảo cổ lam như sau:

  • Trà giảo cổ lam có thể giúp hạ đường huyết ngăn ngừa tiểu đường

Trà giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2. Hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam được nghiên cứu và chứng minh là làm giảm và bình ổn lượng đường huyết trong cơ thể người rất tốt, cải thiện biến chứng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

  • Trà giảo cổ lam giúp giảm lượng cholesterol ngăn ngừa tai biến mạch máu não

Một trong những tác dụng chính mà được nhiều người yêu thích nhất của trà giảo cổ lam là làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch.

Các hợp chất có trong giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid và một loại cholesterol xấu – LDL có hại cho sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ, …

  • Trà giảo cổ lam có tác dụng không ngờ với bệnh nhân bị tăng huyết áp

Ở một số nơi để điều trị bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa biến chứng của các bệnh tim mạch thì người ta đã sử dụng cây giảo cỏ lam. Các hợp chất có trong giảo cổ lam giúp kiểm soát huyết áp, điều trị bệnh tăng huyết áp, làm giảm các cơn đau tim và phòng ngừa biến chứng của các bệnh về tim mạch.

  • Trà giảo cổ lam hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư

Uống trà giảo cổ lam thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm khả năng phát triển của khối u trong cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng lớn hợp chất saponin giúp tiêu diệt các tế bào ưng thư: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tử cung, …

  • Trà giảo cổ lam giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người

Đối với những người bình thường thì thưởng trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe đây là điều mà hầu hết mọi người đều ao ước. Hợp chất saponin trong giảo cổ lam được nghiên cứu là giúp cân bằng tối ưu hệ miễn dịch, nội tiết tố, …. trong cơ thể

  • Trà giảo cổ lam còn giúp các bệnh nhân về gan

Uống trà giảo cổ lam thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh gan và tăng cường chức năng bảo vệ gan. Các hoạt chất có trong giảo cổ lam giúp làm giảm những cơn đau gan và triệu chứng của bệnh gan, đồng thời tái tạo tế bào gan để bảo vệ gan.

Đối với những người phải đi công tác thường xuyên thì rượu bia là điều không tránh khỏi và hầu hết ai cũng có bệnh không nặng thì nhẹ về gan. Thường xuyên uống trà giảo cổ lam sẽ giúp gan mạnh khỏe hơn tránh các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

  • Một vài tác dụng khác của trà giảo cổ lam

Ngoài các tác dụng chính như trên thì trà giảo cổ lam còn giúp giải tỏa căng thẳng stress, điều trị mất ngủ, dưỡng thần giúp tinh thần minh mẫn bảo vệ hệ thần kinh trung ương.

Trà giảo cổ lam còn có tác dụng kìm hãm chứng thèm ăn dẫn tới béo phì và  hỗ trợ giảm cân nhờ các hoạt hóa men AMPK có trong giảo cổ lam giúp tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và đốt cháy mỡ thừa

Uống trà giảo cổ lam mỗi ngày còn có thể giúp chữa ho, viêm phế quản mãn tính

Các bệnh như đau dạ dày mãn tính và táo bón cũng có thể sử dụng trà giảo cổ lam

Hói đầu là một triệu chứng của bệnh trung niên và trà giảo cổ lam cũng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa rụng tóc ngoài ra còn chống lão hóa da.

Bệnh mất trí nhớ hay suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi rất thường gặp, uống trà giảo cổ lam mỗi ngày sẽ hạn chế gặp phải tình trạng này.

Các loại trà giảo cổ lam

trà giảo cổ lam
trà giảo cổ lam
  • Trà giảo cổ lam 3 lá thường có 3 lá ở phần to nhất của dây leo và loại này ít được sử dụng, vị nhạt và không thơm bằng các loại còn lại.

  • Trà giảo cổ lam 5 lá được dùng nhiều nhất vì có tác dụng tốt nhất. Loại này có mùi thơm nhẹ, sau khi phơi khô và dùng uống sẽ thấy vị đắng nhưng về sau sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.

  • Trà giảo cổ làm 7  lá cũng gần như 3 lá, nhưng vị đắng và khó uống hơn.

Cách sử dụng trà giảo cổ lam

Mỗi lần dùng giảo cổ lam để pha trà, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20g. Cho vị thuốc này vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà có thể uống thay nước trong ngày.

Bạn nên uống trà vào buổi sáng và đầu giờ chiều bởi đây là thời gian mà loại thảo dược này có thể giúp bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Không nên dùng trà vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ.

trà giảo cổ lam giúp giải tỏa căng thẳng, điều trị mất ngủ, an thần
trà giảo cổ lam giúp giải tỏa căng thẳng, điều trị mất ngủ, an thần

Những lưu ý khi sử dụng trà giảo cổ lam

Như đã đề cập ở trên, giảo cổ lam là loại dược liệu quý và trà giảo cổ lam có thể được sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc nhưng cần lưu ý những thông tin sau:

  • Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ vì kích thích hệ thần kinh, làm tăng hưng phân và dẫn đến khó ngủ.

  • Không dùng quá liều lượng khuyến cáo (20g/ngày, tối đa 60 – 70g/ngày) vì có thể gây tụt đường huyết đột ngột. Nên dùng sau khi ăn no đối với người có đường huyết thấp.

  • Chỉ nên pha vừa đủ giảo cổ lam để dùng hết trong ngày, không được để qua đêm vì có thể gây đầy bụng.

  • Kết hợp trà giảo cổ lam với một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

  • Uống thêm nước lọc nếu thấy xuất hiện khô miệng, nóng trong người, khát nước, tăng huyết áp nhẹ sau khi uống trà giảo cổ lam

  • Chỉ nên dùng giảo cổ lam trong khoảng thời gian tối đa là 4 tháng.

Những người không nên sử dụng trà giảo cổ lam

Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng những đối tượng sau đây không nên dùng trà giảo cổ lam:

  • Phụ nữ đang mang thai và nuôi con cho bú: Một loại hoạt chất tìm thấy trong giảo cổ lam được nghiên cứu là có khả năng ảnh hưởng đến những dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thai kỳ.

  • Người mắc bệnh tự miễn hoặc đang dùng thuốc làm giảm hệ miễn dịch: Người mắc bệnh tự miễn như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, … không được dùng giảo cổ lam vì có thể kích thích hệ miễn dịch và làm tăng triệu chứng của bệnh, làm giảm hiệu quả thuốc hạ miễn dịch.

  • Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc chứng rối loạn xuất huyết: Giảo cổ lam có thể làm chậm quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật 2 tuần cần ngừng sử dụng giảo cổ lam.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi

  • Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…

Nguồn gốc trà giảo cổ lam

Một ngôi làng nghèo nàn tách biệt với cuộc sống văn minh đô thị cùng chế độ dinh dưỡng không đầy đủ nằm ở tình Quý Châu – Trung Quốc, tại đây tuổi thọ trung bình của người dân là 100 cùng với cơ thể khỏe mạnh ít mắc bệnh tật, bí quyết chính là nhờ thứ cỏ thần kỳ này.

Người dân tại đây sử dụng trà giảo cổ lam mỗi ngày thay nước lọc, từ đó cây giảo cổ lam được mọi người gọi với cái tên cỏ trường thọ hay cây thần kỳ.

Vào thời phong kiến thì trà giảo cổ lam còn được coi là vật phẩm tiến cung giúp vua tăng tuổi thọ

hình ảnh cây giảo cổ lam
hình ảnh cây giảo cổ lam

Tên gốc: Giảo cổ lam

Tên gọi khác: Cỏ trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, phúc ẩm thảo

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum

Đây là loại cây thân thảo, có tua cuốn đơn để leo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này có hình dáng giống lá kép hình chân vịt. Mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả có có hình cầu, đường kính từ 5 – 9mm, khi chín có màu đen. Loại cây này thường mọc ở khu rừng ẩm, thưa tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu…

giảo cổ lam
giảo cổ lam
khu nuôi trồng giảo cổ lam
khu nuôi trồng giảo cổ lam
vườn nuôi trồng giảo cổ lam
vườn nuôi trồng giảo cổ lam

trà giảo cổ lam

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversized tee