HomeSức khỏeAi cũng có thể bị trật khớp vai, nhưng không phải ai...

Ai cũng có thể bị trật khớp vai, nhưng không phải ai cũng biết những điều này

Khớp vai là khớp linh động, có khả năng hoạt động tốt nhất trên cơ thể con người, nhưng cũng rất hay bị trật. Khi bị trật khớp vai thường có những biểu hiện lâm sàng như đau đớn, khi sờ vào thấy hõm khớp rỗng. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng cần dựa vào kết quả X quang. 

Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn về triệu chứng và biến chứng trật khớp vai nhé.

Trật khớp vai là gì?

Cấu tạo của khớp vai bao gồm một trụ hình cầu và hõm chứa đầu cầu. Khi xảy ra tình trạng trật khớp, các đầu tận của xương bị tác động của ngoại lực khiến cho di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến cho người bệnh bị đau đớn và gặp khó khăn trong vận động.

Trên thực tế, trật khớp vai không phải là vấn đề hiếm gặp. Cơ thể con người có rất nhiều khớp như khớp ngón tay, ngón chân, mất cá, khuỷu tay và đầu gối… Và các khớp này có thể bị trật vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi lao động, chơi thể dục thể thao, tai nạn.

Khi bị trật khớp các bạn nên tới các cơ sở y tế để khám, chụp và xác định mức độ tổn thương, có phương pháp điều trị. Người bị trật khớp nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nhanh chóng trở lại với cuộc sống, công việc. Nếu không điều trị đúng cách thì có thể bị trật khớp tái hồi, bị đi bị lại nhiều lần, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc.

trật khớp vai

Nguyên nhân gây trật khớp vai

Nhiều người bệnh không nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng khớp vai bị trật nên bị tái hồi nhiều lần. Bởi vì do tính linh hoạt của mình nên vai có thể trật ra đằng trước, ra đằng sau, hoặc xuống dưới. Người bệnh có thể trật 1 phần hoặc toàn bộ. Nguyên nhân chủ yếu gây trật khớp vai bao gồm:

– Chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao.

– Do tai nạn xe cộ, vấp ngã.

– Mang vác vật nặng, tai nạn lao động.

– Chuyển hướng đột ngột, sai tư thế.

Trật khớp vai tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây ra sự đau đớn. Đây là tình trạng mà ai cũng có thể bắt gặp tại các thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta nắm được các yếu tố nguy cơ và có sự lưu ý để giảm thiểu nguy cơ.

Triệu chứng gây trật khớp vai

Những người bị trật khớp vai tái hồi sẽ dễ dàng được nhận biết hơn người mới bị trật lần đầu. Một vài triệu chứng gồm:

– Khớp vai không thể vận động, người bệnh thấy đau, các cơn đau khá dữ dội, nhất là khi cố gắng thử cử động vai.

– Khi các bác sĩ tiến hành thăm khám sẽ thấy vai bị vuông, hõm khớp bị rỗng.

– Sờ bằng tay có thể dễ dàng nhận thấy chỏm ở vào vị trí bất thường.

– Chỗ bị trật sưng và bầm tím.

– Người bệnh không thể cử động khớp vai.

Biến chứng trật khớp vai

Biến chứng trật khớp vai xảy ra khi người bệnh không phát hiện, hoặc xem thường, không đi khám và điều trị kịp thời. Thống kê cho thấy có khoảng 1% trường hợp người bệnh bị trật khớp vai có biến chứng khiến cho động mạch ở nách bị tắc do tình trạng tổn thương ở lớp áo giữa và lớp áo trong. Một số biến chứng phổ biến gồm:

Tổn thương thần kinh: 15 % bệnh nhân bị trật khớp vai biến chứng gây ra những tổn thương thần kinh, phổ biến nhất là liệt dây thần kinh mũ. Người bệnh sẽ bi mất cảm giác ở vùng cơ delta. Sau khi được nắn chỉnh khớp vẫn không thể dạng được cánh tay. Nếu xảy ra biến chứng nặng có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay.

Gãy xương: Khoảng 30% số trường hợp bị trật khớp vai kèm theo gãy xương.

Ngoài ra còn có một số biến chứng khác như: Tổn thương mạch máu, vỗ bờ ổ chảo, tổn thương đai xoay vai.

cách chữa trị trật khớp vai

Chẩn đoán và điều trị trật khớp vai

Khi nghi ngờ người bệnh bị trật khớp vai, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng vai để xem có bị sưng và biến dạng hay không. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thêm thông tin về lý do khiến bị trật, trật lần đầu hay lần thứ mấy. Sau khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang để xác định chính xác tình trạng của khớp vai, kèm theo đó là xương có bị hay không.

Một số phương pháp phổ biến được dùng để điều trị trật khớp vai gồm:

Nắn lại vai: Các bác sĩ sẽ làm một số động tác nhẹ nhàng để đưa khớp vai về vị trí ban đầu. Nếu vai bị sưng và đau nhiều, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần hoặc sử dụng liệu pháp massage.

Phẫu thuật: Trường hợp trật khớp tái hồi hoặc người bệnh cơ địa yếu (khớp vai lỏng lẻo, dây chằng yếu), bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Cố định: Bác sĩ sử dụng nẹp hoặc băng đeo để giữ cho vai người bệnh ổn định trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, rút ngắn thời gian bình phục, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn tập phục hồi chức năng.

Trong cuộc sống hàng ngày để phòng ngừa trật khớp vai các bạn cần hạn chế mang vác vật nặng, khởi động kỹ trước khi thể dục thể thao (nếu có điều kiện thì đi massage thể thao trước và sau mỗi trận đấu), không chuyển tư thế đột ngột khi làm việc.

RELATED ARTICLES

Most Popular

oversized tee