HomeSức khỏeXẹp đĩa đệm, những điều cần biết

Xẹp đĩa đệm, những điều cần biết

Đĩa đệm là một đĩa tròn nằm giữa các đốt sống, có tác dụng giảm ma sát để tạo chuyển động linh hoạt giữa các đốt sống, giảm lực tác động để bảo vệ cấu trúc xương. Cấu tạo của đĩa đệm gồm có nhân nhầy ở trong và vòng xơ bọc ngoài.

Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở giữa các đốt sống bị chèn ép, khiến cho người bệnh đau đớn. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ cùng các bạn tìm hiểu về xẹp đĩa đệm, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa nhé.

xẹp đĩa đệm là gì

Hiểu về xẹp đĩ đệm

Xẹp đĩa đệm theo các chuyên gia, bác sĩ: Là tình trạng đĩa đệm bị mất nước. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài khiên cho bộ phận này bị giảm tính đàn hồi cũng như độ mềm dẻo. Xẹp đĩa đệm gồm có 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đĩa đẹm bắt đầu bị lỏng, các đốt sống dần sát lại với nhau, nhưng xương chưa bị thoái hóa. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này thì việc điều trị khá đơn giản.

Giai đoạn 2: Đốt sống liền nhau và đĩa đệm bị co rút lại. Ở giai đoạn này dễ hình thành gai đốt sống và các bệnh lý về xương khớp liên quan.

Giai đoạn 3: Đốt xương dính liền thành khối, gây đau nhiều vùng cơ thể, và không thể điều trị dứt điểm.

tình trạng xẹp đĩa đệm

Nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm

Tuổi tác: Khi về già cơ thể bị lão hóa. Một trong những biểu hiện của lão hóa là lượng nhân keo trong đĩa đệm bị giảm dần, đĩa đệm mất nước. Sau nhiều năm vận động, chịu áp lực thường xuyên, khiến cho đĩa đệm bị xẹp đi. Rất khó để điều trị xẹp đĩa đệm do tuổi tác, nhưng có thể giảm nhẹ bằng cách tập các bài vận động phù hợp với tuổi.

Bệnh lý xương khớp: Nhất là loãng xương, thoái hóa cột sống… Bước qua tuổi 30 sụn khớp bắt đầu bị bào món, xương suy yếu, lượng hóc môn tham gia vào quá trình tạo xương bắt đầu có biểu hiện rối loạn (nhất là ở chị em phụ nữ).

Do công việc: Những người ngồi nhiều hoặc lao động nặng, do tính chất công việc khiến cho cột sống chịu lực ép thường xuyên, trong thời gian dài, từ đó dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như thoát vị cột sống, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống.

Chấn thương: Các chấn thương gây ra khi chơi thể thao, bị tai nạn giao thông có thể ảnh hưởng tới cột sống, tạo ra các bệnh lý liên quan, tron đó có xẹp đĩa đệm.

Béo phí: Khoảng 43% dân số thế giới bị thừa cân nặng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn gây tác động không tốt đến các bộ phận cơ thể. Cân nặng tạo ra áp lực lên các đốt sống, thêm mỗi kg trọng lượng là thêm một chút áp lực.

Dấu hiệu xẹp đĩa đệm

Mức độ xẹp của đĩa đệm tỉ lệ với thời gian phát bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy có vài cơn đau nhẹ, âm ỉ rồi tự biến mất. 

Theo thời gian các cơn đau tăng dần khi vận động. Người bệnh có thể nhận thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, thắt lưng, khó khăn khi cử động.

Cơn đau gia tăng khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột hoặc mạnh (ngồi xuống, đứng dậy, cúi gập người…), sau đó dịu dần khi người bệnh nghỉ ngơi.

Cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn về nửa đêm và gần sáng.

Cơn đau làm dần ra các bộ phận khác của cơ thẻ như vai (khi xẹp đĩa đệm đốt sống cổ), lan xuống mông, hông, đùi (khi xẹp đĩa đệm cốt sống lưng hoặc thắt lưng).

xẹp đĩa đệm

Điều trị xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm có thể khiến cho cấu trúc có bộ phận này bị ảnh hưởng, tăng độ ma sát giữa các đốt sống, khiến cho vận động khó khăn. Lâu dần các đốt sống hẹp lại gần nhau, không chỉ gây đau mà còn có nguy cơ cột sống bị biến dạng, cong vẹo.

Tụy theo giai đoạn bệnh và độ tuổi cụ thể mà bệnh nhân được chỉ định phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm phù hợp như: Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Dùng thuốc: Bệnh nhân được cho sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ xương khớp, hoạt huyết. Bên cạnh đó là dùng nẹp lưng để nâng đỡ cơ thể, hạn chế chấn thương bên trong và giảm đau.

Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, rất thích hợp với xẹp đĩa đệm giai đoạn đầu, khả năng hồi phục cao. Người bị xẹp đĩa đệm nặng cũng có thể dùng vật lý trị liệu kết hợp với thuốc. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng giúp người sau phẫu thuật bình phục nhanh hơn. Vật lý trị liệu có thể bao gồm liệu pháp massage, phục hồi chức năng vận động…

Phẫu thuật: Áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, khi các phương pháp trên không cho kết quả hoặc kết quả hạn chế. Đây là phương pháp điều trị xâm lấn và có tỉ lệ biến chứng nhất định.

Phòng ngừa xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc phòng ngừa đòi hỏi có chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, kiểm soát cân nặng.

Về chế độ ăn các bạn nên bổ sung thêm canxi, vitamin và uống đủ nước.

Không nên hút thuốc, uống rượu, lạm dụng cà phê… Tránh tình trạng thừa cân.

Thường xuyên vận động, chơi thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cột sống và toàn bộ cơ thể.

Hạn chế làm việc nặng quá sức, cũng như như cử động đột ngột. Khi ngồi làm việc nhiều trong văn phòng, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại.

Khi có những triệu chứng bất thường như hạn chế vận động, tê tay chân, các bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được xác định tình trạng bệnh cụ thể cũng như được điều trị kịp thời.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversized tee