Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Dù không gây ra sự đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây đau đớn, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng teo cơ, bại liệt 2 chi trên hoặc cả tứ chi. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ cùng các bạn tìm hiểu các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhé.
Hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống là hiện tượng đĩa đệm bị thoát ra khỏi lớp bao ngoài, chèn ép vào tủy và các rễ thần kinh ở cột sống và gây ra các cơn đau cho người bệnh.
Trên cơ thể con người có khoảng 33 đốt sống khác nhau, chia làm đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống thắt lương, xương cùng – cụt. Ngăn các giữa các đốt sống là các đĩa đệm có vai trò giảm chấn. Đĩa đệm ở vị trí nào cũng có nguy cơ bị thoát vị, nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng do tính chất hoạt động nhiều, thường xuyên cúi xuống – lên, xoay chuyển khi vận động và làm việc của con người.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể bắp gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy thường bắt gặp nhất là trong lứa tuổi lao động. Các thống kê cho thấy 65% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở trong độ tuổi từ 20 – 50.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng có rất nhiều. Ở đây có thể kể tới do lao động nặng nhọc, chuyển tư thế đột ngột, ngồi hoặc ngủ sai tư thế trong thời gian dai, cho bị ngoại lực tác động, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, do chế độ ăn uống không đảm bảo.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi nhận thấy bản thẩn có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như đau, tê, đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cơn đau có khi lan ra các vùng xung quanh. Các bạn nên đến bệnh viện để được các y bác sĩ thăm khám, tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Kỹ thuật hiện đại nhất để phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay là chụp cộng hưởng từ MRI với độ phân giải cao. Các hình ảnh rõ ràng và sắc nét cho phép các bác sĩ thuận lợi hơn trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng đĩa đệm.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp MRI khi người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng kèm với đau ở các rễ S1, hoặc L5, L4, hoặc đau các rễ này mà không kèm đau thắt lưng. Hoặc bệnh nhân bị teo cơ cẳng chân, kèm theo đó là rối loạn cơ vòng. Hoặc người bệnh teo cơ căng chân kèm theo với đau (hoặc không đau vùng thắt lưng).
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Việc áp dụng phương pháp điều trị nào cho người bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị nội khoa trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần. Nếu có tiến triển và đáp ứng được trên 50% thì người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị nội khoa cho đến khi khỏi hẳn.
Trường hợp lớp bao ngoài bị rách, nhân nhầy đi qua chỗ rách và chèn ép các rễ thần kinh và tủy, người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Các trường hợp cụ thể gồm: Người bệnh thoát vị kèm đau chân (1 hoặc cả 2 chân); Có triệu chứng teo cơ và tê ở ngón chân cũng như bàn chân; Nhân đệm nằm trong ống sống.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến là vi phẫu thuật và lấy nhân đệm qua nội soi.
Vi phẫu thuật: Các bác sĩ sử dụng kính vi phẫu thuật để tiến hành loại bỏ nhân nhầy, từ đó giải phóng rễ thần kinh và tủy khỏi tình trạng bị chèn ép. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tiến hành ngắn, người bệnh mau hồi phục, có thể ngồi dậy sau 24h, và sau 3 – 4 ngày sẽ được xuất viện.
Lấy nhân đệm qua nội soi: Phương pháp này được áp dụng cho các bệnh nhân đã từng mổ thoát vị đĩa đệm trong quá khứ; Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở nhiều tầng; Bị hẹp ống sống phức tạp; Thoát vị đĩa đệm tái phát, xơ hóa; Người bệnh mắc phải tình trạng mất vững cột sống.
Bên cạnh việc điều trị tích cực, người bệnh cũng có thể được áp dụng vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình bình phục và phục hồi chức năng vận động. Massage trị liệu có thể giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu.
Trong đời sống hàng ngày, việc sử dụng liệu pháp massage cũng như ghế massage toàn thân (đặc biệt là các loại ghế massage có chắc năng kéo giãn) có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng thoát vị cột sống.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ ghế massage. Thoát vị là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến bại liệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đây giúp các bạn có được cái nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này và đi thăm khám kịp thời khi có những biểu hiện của bệnh, từ đó được chỉ định phương án điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.