Thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa đệm) là tình trạng đĩa đệm chịu một tác động lớn khiến rách bao đĩa đệm, nhân thoát ra bên ngoài và chèn ép lên các rễ thần kinh ở cột sống và gây đau.
Thoát vị đĩa đệm cổ ảnh hưởng lớn đến hoạt động và công việc của người bệnh. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức liên quan đến căn bệnh này, cũng như bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ, giúp giảm đau và phục hồi chức năng cổ nhé.
Hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người cao tuổi, các chức năng trong cơ thể bị suy giảm; Những người ngồi nhiều, ít vận động; Chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao. Thoát vị đĩa đệm cổ được phân làm nhiều loại, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân, cụ thể:
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra hiện tượng chèn ép tủy sống dẫn tới các bệnh liên quan đến tủy.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra hiện tượng chèn ép vào rễ của thần kinh dẫn tới các bệnh về rễ thần kinh.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra hiện tượng chèn ép đồng thời cả tủy sống cũng như rễ thần kinh gây ra các bệnh lý về rễ, tủy.
Thoát vị đĩa đệm cổ là theo ghi nhận là một trong những bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Đầu tiên người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức ở vùng cổ lan dần xuống dưới vai gáy, gây ra hiện tượng đau ở đầu, tê bì ở cánh tay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở đây có thể kể đến: Rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, chứng rối loạn cảm giác, tê liệt một hoặc cả 2 cánh tay.
Bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ
Trái với một số ý kiến chủ quan cho rằng: Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ nên hạn chế vận động tối đa (kiểu nằm bất động). Trên thực tế, quan niệm này không đúng! Tính hiệu quả của việc điều trị thóa vị đòi hỏi người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ, kết hợp vận động đúng cách và kiên trì. Tập phục hồi chức năng và massage trị liệu đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số bài tập đơn giản cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ mà các bạn có thể tham khảo.
Bài tập 1 – Căng cổ sang bên
Các bạn ngồi ngồi thẳng lưng ở trên sàn, 2 chân bắt chéo. Tay phải để duỗi thẳng, còn tay trái thì đặt lên đỉnh đầu. Tiếp đó các bạn sử dụng tay trái để nhẹ nhàng đẩy đầu của mình sang bên phải, giữ tư thế trong 10 giây, rồi lại từ từ nâng đầu về vị trí ban đầu. Thực hiện 5 lần rồi đổi tay.
Bài tập 2 – Tác động hai bên cổ và ngồi vặn mình
Các bạn ngồi thẳng lưng với sàn nhà, hợp thành 1 góc vuông 90 độ. Hai chân chụm lại rồi gập đầu gối của chân trái sang phía bên phải, làm sao cho gót của chân trái chạm được vào mông phải. Tiếp đó chân phải cong và từ từ đặt vào bên cạnh đầu gối của chân trái. Thực hiện xoay cổ, vai và eo về phía bên phải, trong quá trình đó cần giữ cho cột sống luôn thẳng.
Bài tập 3 – Duỗi cổ
Các bạn ngồi gập gối trên gót chân rồi ngả người về sau, chống 2 tay (bàn tay tiếp xúc với mặt sàn) các đầu ngón tay hướng ra phía bên ngoài. Tiếp đó thực hiện động tác nâng ngực, đồng thời uốn cong phần lưng và hạ thấp đầu ra phía sau. Cố gắng duỗi cổ và kéo căng cơ ngực. Các bạn giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi từ từ nâng đầu và thân lên để về vị trí ban đầu. Bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường hoạt dịch (chất bôi trơn) cho các đốt sống.
Bài tập 4 – Đứng cúi gập người
Các bạn đứng thẳng, 2 bàn chân song song và bám chắc mặt sàn, lưng thẳng, ngực ưỡn. Tiếp đó, vươn 2 tay lên phía trần rồi hít một hơi thật sâu, gập người về trước, cố gắng gập sâu nhất có thể, khi tay chạm sàn thì thở ra. Giữ yên tư thế trong 5 giây rồi nâng người trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần. Bài tập này có tác dụng tăng cường sự dẻo dao và linh hoạt cho thân trên.
Khi tập luyện các bạn nên sử dụng trang phục có độ co giãn, thấm hút mồ hôi tốt; Kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và chuyển động cơ thể.
Các bài tập trên đây có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cũng như sự dẻo dai, linh hoạt. Các bạn nên tập với sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu. Ngoài các bài tập chủ động, người bệnh còn có thể được các bác sĩ áp dụng các biện pháp massage trị liệu để giảm đau và nhanh bình phục hơn..
Trong khi tập luyện, trị liệu, nếu thấy đau thì các bạn nên dừng để trao đổi thêm với bác sĩ điều trị!