Thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa đệm) là hiện tượng nhân nhày thoát ra khỏi bao xơ (do thoái hóa, ngoại lực tác động) và chèn ép lên rễ thần kinh cột sống. Bệnh không đe dọa tới tới mạng nhưng gây đau đớn, và để lại di chứng nghiêm trọng là nguy cơ liệt 2 tay hoặc cả tay và chân.
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (thoát vị đĩa đệm cổ) phụ thuộc và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân đang ở mức độ nào: Bắt đầu thoát vị, đã thoát ra ngoài, mức độ gây chèn ép lên rễ thần kinh cũng như tủy sống. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ cùng các bạn tìm hiểu những điều cần biết khi điều trị thoát vị đĩa đệm cổ nhé.
Hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt từ C1 – C7, ít bị thoát vị hơn so với các đốt sống ở thắt lưng, nhưng biến chứng thường nguy hiểm và khó điều trị hơn. Cổ thực hiện chức năng nâng đỡ cho đầu, vận động linh hoạt và phân bổ lực. Khi bị thoát vị, đĩa đệm sẽ chèn ép vào tủy, rễ thần kinh khiến cho người bệnh di chuyển khó khăn và vô cùng đau đớn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ:
– Do lao động và sinh hoạt chưa đúng cách: Những người thường xuyên lao động nhọc, ngồi làm việc thường xuyên với máy tính, ngủ không đúng tư thế… Đặc biệt là khi diễn biến trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và làm tăng nguy cơ thoát vị.
– Do tuổi tác: Lão hóa là quá trình khiến cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể bị suy giảm dần chức năng. Nhiều năm vận động và chịu lực khiến cho bao xơ bị yếu dần, rách, khiến cho đĩa đệm thoát ra ngoài. Ngoài ra, càng có tuổi thì sự đàn hồi cũng như các thành phần nước trong cơ thể cũng giảm khiến cho chúng ta thường mắc phải các bệnh liên quan đến xương khớp hơn.
– Do ngoại lực: Khi xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hay bị vấp té… ngoại lực tác động vào cột sống, đặc biệt là cổ khiến cho nhân nhày thoát ra và gây chèn ép.
– Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh liên quan đến xương khớp và thoát vị thì con cái cũng có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn.
Thoát vị đĩa đệm cổ cũng như ở các bộ phận khác, có thể bị tái hồi nhiều lần, nếu người bệnh không giữ gìn.
Những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến
Ở mức độ nhẹ, khi mới bắt đầu, người bệnh thường được chỉ cần thay đổi chế độ ăn, tư thế sinh hoạt, vận động đúng cách, kết hợp với liệu pháp massage – xoa bóp là có thể điều trị được thoát vị đĩa đệm cổ.
Ở mức độ nặng hơn thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với các loại thuốc khác nhau. Bên cạnh đó là nẹp cổ, nắn khớp cùng với vật lý trị liệu.
Ở mức độ nặng nhất khi đĩa đệm đã thoát ra ngoài và việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì sẽ được làm phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có hiệu quả điều trị cao, thời gian bình phục ngắn, chi phí thấp, được sử dụng nhiều là:
– Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ dùng nội soi.
– Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ lối trước.
– Kết hợp hàn xương, thay đĩa đệm nhân tạo với phẫu thuật lối trước.
Phẫu thuật điều trị đĩa đệm cổ được áp dụng trong các trường hợp:
– Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ nhiều tầng.
– Người bị thoát vị đĩa đệm mãn tính.
– Bệnh nhân bị đau nhiều ở cổ, tay, có thể xuất hiện cảm giác tê bì hoặc như kim chân trên da (hoặc không).
– Bệnh nhân bị đau nhưng việc sử dụng nẹp cổ, uống thuốc, vật lý trị liệu, massage liệu pháp không mang lại hiệu quả.
– Xuất hiện lỗi đĩa đệm và gai xương.
Một số trường hợp không được sử dụng phẫu thuật bao là người bị hẹp ống sống nặng (trong tủy sống phát triển nhiều xương).
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Thời gian để điều trị thoát vị đĩa đệm có thể diễn ra trong 3 – 4 tuần, sau đó là thời gian tập phục hồi chức năng. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể gặp chút khi khăn khi ăn uống, nhưng vẫn nên chịu khó uống nước nói chuyện và tập nuốt để giảm đau nhanh, và rút ngắn thời gian bình phục.
Những trường hợp dùng nẹp cột sống cổ sẽ phải mang nẹp 3 – 6 tuần, sẽ có cảm giác khó chịu do nẹp va chạm với các bộ phận khác (xương đòn, hàm). Nhất là trong mấy ngày đầu do bị hạn chế vận động nên thường bị mỏi, cứng ở gáy, hai vai. Tuy nhiên, các hiện tượng này sẽ giảm nếu người bệnh tích cực luyện tập, cũng như được áp dụng massage trị liệu.
Trong cuộc sống hàng ngày, để hạn chế thoát vị đĩa đệm cổ các bạn nên thường xuyên vận động, chơi thể dục thể thao, mát xa hoặc sử dụng ghế massage toàn thân, ăn uống đủ chất. Những điều này không chỉ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị mà còn tăng cường sức khỏe toàn thân, tăng sức đề kháng.
Trên đây là những điều cần biết khi điều trị thoát vị đĩa đệm cổ được chia sẻ bởi ghế massage Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh thoát vị, thoát vị đĩa đệm cổ, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, massage liệu pháp, ghế massage tại nhà… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.