Bộ Y tế khuyên rằng trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi nên tiêm phòng vắc-xin quai bị. Trường hợp bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý rằng cần tiêm vắc-xin phòng quai bị cho bé trong thời gian không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Vắc-xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh thường xuyên thì có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng không phải cứ tiêm phòng quai bị là sẽ phòng được bệnh mà trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Những lưu ý khi trẻ tiêm phòng quai bị
- Đến đợt tiêm vắc quai bị, cha mẹ cần lưu ý một số điều như cho con ăn đầy đủ trước khi tiêm, trung thực, chủ động thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại, bệnh sử của con hoặc các dị ứng đặc biệt nếu có hoặc những biểu hiện đặc biệt trong các lần tiêm chủng phòng ngừa trước đó.
- Quá trình tiêm xong cần ở lại điểm tiêm 30 phút để được bác sĩ theo dõi tình hình và kịp xử lý nếu có phản ứng bất thường diễn ra sau khi tiêm.
- Cha mẹ cũng nên tiếp tục theo dõi con, chăm sóc tại nhà trong vòng 24 tiếng sau tiêm nếu có phát hiện bất thường như sốt cao, nổi mề đay, thở mệt, nôn ói,… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn.
Lý do cần phải tiêm phòng vắc-xin quai bị
- Quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt mang tai do virus ARN gây ra. Khi virus này lan xuống tinh hoàn thì bệnh được gọi là viêm tinh hoàn do quai bị.
- Trẻ em từ 5 – 9 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này.
- Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi có thể làm virus quai bị bay ra và lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác.
- Virus quai bị cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với nước tiểu của người bị nhiễm bệnh.
- Mặc dù ít gặp nhưng bệnh quai bị có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở nam giới, biến chứng của viêm tinh hoàn do quai bị có thể gây ra vô sinh, nhiễm trùng não (hay còn gọi là viêm não), viêm màng não, suy giảm thính lực (hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra đối với những người bị bệnh quai bị ở mọi độ tuổi).
- Do đó, tiêm phòng vắc xin quai bịđã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức y khoa ở các nước phát triển khuyến cáo đưa vào trong chương trình tiêm chủng để phòng chống bệnh.
- Cũng tương tự như rubella, những người chưa miễn dịch với bệnh, khi nhiễm virus quai bị có thể để lại gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng.
- Hiện nay, việc tiêm phòng vắc xin quai bịđược khuyến cáo đưa vào chương trình tiêm chủng ở trẻ nhỏ.
- Ở hầu hết các nước, vắc xin phòng bệnh này được kết hợp với chương trình tiêm chủng vắc xin quai bị (MMR).
- Đây là vắc xin chứa virus sống giảm độc lực, tức là virus sống nhưng đã được làm suy yếu để không gây bệnh thực sự.