HomeMẹ và BéTrẻ chậm mọc răng có sao không?

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Trẻ chậm mọc răng là biểu hiện của một số bệnh như táo bón, rối loạn nhịp tim… điều này rất dễ nhận ra khi trẻ chậm tăng cân, ngủ ít, hay khóc… Nếu con từ 8 tháng đến 10 tháng tuổi mà chưa có dấu hiệu mọc răng thì nên cho đến bệnh viện để được chuẩn đoán và biết cách khắc phục sớm nhất có thể.

Bé chậm mọc răng có bị làm sao không
Bé chậm mọc răng có bị làm sao không

Các nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Thông thường, đối với các bé khỏe mạnh thì chiếc răng đầu tiên sẽ mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 13 tháng tuổi và vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên thì có thể coi đó là tình trạng trẻ chậm mọc răng. Tình trạng trẻ chậm mọc răng này đôi khi chỉ do di truyền từ cha mẹ nhưng cũng có thể là do một bệnh lý nào đó.

Trẻ chậm mọc răng do di truyền

Yếu tố di truyền có những ảnh hưởng nhất định và có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà, bố mẹ cũng chậm mọc răng thì thường trẻ cũng sẽ có thể chậm mọc răng.

Trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng

Nếu trẻ không được bú đủ sữa mẹ hay sữa công thức hoặc do sữa công thức chưa cung cấp đủ các dưỡng chất như canxi mà trẻ cần để phát triển răng thì dẫn tới tình trạng trẻ chậm mọc răng. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng giai đoạn đầu đời của trẻ cũng rất quan trọng. Một số trẻ có khả năng hấp thu dinh chất dưỡng kém nên cũng dễ bị thiếu chất.

 Trẻ chậm mọc răng do suy giáp

Suy giáp là tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Suy giáp thường ảnh hưởng tới nhịp tim, trao đổi chất và nhiệt độ của cơ thể. Nếu trẻ có dấu hiệu bị suy giáp thì có thể chậm mọc răng, chậm biết đi và chậm nói.

trẻ chậm mọc răng có sao không
trẻ chậm mọc răng có sao không

Phải làm gì khi trẻ chậm mọc răng?

Đầu tiên bạn cần hỏi những người thân thiết trong gia đình để xác định trẻ chậm mọc răng có do di truyền hay không. Nếu không có ai trong gia đình bị chậm mọc răng, ba mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác như mức độ tăng cân, việc ăn uống, giấc ngủ… của con để xem con có bị chậm phát triển không. Nhiều người thời xưa coi việc trẻ chậm mọc răng là trẻ thông minh, tuy nhiên điều này là sai lầm các mẹ hiện đại nên nói để cho các bậc phụ huynh lớn tuổi hiểu.

Nếu trẻ chậm mọc răng có dấu hiệu phát triển không bình thường như khóc khò khè, táo bón, hoặc có nhịp tim bất thường, bạn hãy đưa trẻ đi bác sĩ.

Trẻ đã 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng như thiếu chất, suy giáp hay các nguyên nhân khác. Bác sĩ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, bao gồm cả chụp X-quang để xác định nguyên nhân và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ 8 tháng đến 9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Trẻ chậm mọc răng phải làm sao
Trẻ chậm mọc răng phải làm sao

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D… để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, tránh kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng. Mẹ nên trú trọng các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và nên uống thêm sữa nếu cần. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có đủ sữa cho bé bú và chất lượng sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé. Nếu bé uống sữa công thức, bạn hãy lựa chọn sữa công thức phù hợp kết hợp ăn dặm đúng cách. Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ… Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể. 

Cả mẹ và bé đều cần được bổ sung đầy đủ vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi. Vitamin này được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên mẹ và bé cần tắm nắng vào những thời điểm hợp lý để đảm bảo không bị thiếu hụt vitamin D.

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversized tee