Trẻ 10 tháng đã có thể dùng cá trong các bữa ăn dặm của trẻ, trong khoảng thời gian này thực phẩm cá sẽ giúp trẻ có đủ các dưỡng chất để phát triển tốt hơn. Các khoáng chất vitamin dồi dào có trong cá khiến cá trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong các thực đơn ăn dặm.
Trong cá có những chất gì?
Trong cá rất dồi dào protein và cá cũng có chứa những chất béo rất có lợi cho sức khỏe như omega 3 axit, DHA và EPA (những loại chất béo này cơ thể không thể tự tổng hợp được và cũng có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động hay thực vật). Đây là những chất béo sở dĩ rất quan trọng là bởi nó là thành phần quan trọng tham gia sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.
Thêm vào đó, trong cá chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác. Theo các chuyên gia, cả trẻ em và người lớn nên bổ sung món cá vào thực đơn của mình mỗi tuần hai lần.
Trẻ mấy tuổi ăn được cá
Cá tuy được xem như một loại thực phẩm chức năng tuyệt vời, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, việc lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn cá lại là một điều rất quan trọng.
Theo ý kiến từ phía các chuyên gia, bạn không nên cho trẻ ăn cá nếu như trẻ dưới 10 tháng tuổi. Bởi khi đó hệ thống miễn dịch cũng như hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện.
Thay vào đó, bạn đợi cho đến khi trẻ lớn hơn 10 tháng tuổi hoặc trước 12 tháng tuổi hãy bắt đầu cho bé ăn cá. Và cũng cần nhắc bạn rằng bạn nên cho bé ăn những nhóm thực phẩm khác trước khi cho trẻ ăn cá.
Nếu như trong gia đình bạn có thành viên bị tiền sử của bệnh dị ứng thuốc hay thức ăn, hen suyễn hoặc những căn bệnh mãn tính khác, bạn nên hoãn việc cho trẻ ăn cá lại mà hãy đợi cho tới khi trẻ được 3 tuổi.
Trẻ bị dị ứng với cá làm sao để biết?
Một vài biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm như môi sưng phồng, mặt phù nề, da phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thở khò
khè và đau bụng. Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên kèm theo hiện tượng quấy khó thì có thể bé đang bị dị ứng với cá.
Để việc cho bé ăn cá được an toàn, đầu tiên bạn hãy cho bé ăn với một lượng ít, khoảng nửa thìa thịt cá đã nấu chín và bỏ xương, sau đó nghiền nhuyễn và cho trẻ ăn như một món ăn chính trong khẩu phần ăn.
Ngoài ra có thể trộn lẫn cá cùng với khoai tây xay nhuyễn cũng là một món rất khoái khẩu của nhiều trẻ nhỏ.
Nếu bé có những biểu hiện của triệu chứng dị ứng bạn nên dừng ngay việc cho bé ăn cá, trong trường hợp trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng hãy mau chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
Các loại cá bổ dưỡng nhất cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ tốt nhất bạn nên cho bé ăn những loại cá có thịt màu trắng, vì loại cá này giúp trẻ dễ tiêu hóa và có nguy cơ rất thấp gây nên chứng dị ứng.
Các loại cá được khuyên dùng như cá chim, cá bơn, cá tuyết. Bạn cũng cần hiểu rằng các loại cá nước lạnh sẽ chứa hàm lượng omega 3 axit nhiều hơn và ít chứa thủy ngân hơn so với các loại cá thông thường khác. Chính vì thế loại cá thịt trắng rất thích hợp cho bé yêu.
Các loại cá không nên cho trẻ ăn?
Nên tránh cho trẻ ăn những loại cá như cá kiếm, cá mập bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao và gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dẫn tới ngộ độc.
Còn các loại hải sản khác như cua, sò, ốc, hến bạn cũng chưa nên cho bé ăn nếu như trẻ chưa đầy 3 tuổi.
Nếu bạn có ý định cho trẻ ăn cá đóng hộp sẵn, nên chọn loại cá ngâm dầu thay vì ngâm trong nước muối, bởi những loại cá ngâm trong nước muối thường có chứa hàm lượng muối lớn không tốt cho trẻ.
Các món như gỏi cá, cá dầm nước xốt cần tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đề phòng nguy cơ bị ngộ độc.