Hoa đậu biếc còn được gọi là đậu hoa tím hay bông biếc có tên khoa học là Clitoria ternatean nằm trong chi Đậu biếc (danh pháp: Clitoria), họ Đậu (Fabaceae). Hoa đậu biếc là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông.
Thông tin về hoa đậu biếc
- Tên thường gọi: Cây hoa đậu biếc
- Tên gọi khác: Bông biếc hay đậu hoa tím
- Tên khoa học: Clitoria ternatean.
- Họ: họ đậu – Fabaceae
- Nguồn gốc xuất sứ: nguồn gốc từ Đông Nam Á
Công dụng của hoa đậu biếc
- Hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.
- Hoa đậu biếc giúp giảm đau và hạ sốt.
- Hoa đậu biếc giúp duy trì sức khỏe của mắt
- Hoa đậu biếc có tác dụng giảm căng thẳng
- Hoa đậu biếc giúp kiểm soát đường huyết
- Hoa đậu biếc giúp có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
- Hoa đậu biếc có thể cung cấp chất chống oxy hóa
Một số công dụng khác của Hoa Đậu Biếc
- Trong thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy.
- Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
- Bên cạnh đó, loại cây này cũng được trồng để lấy phân xanh, dùng làm cây để che phủ đất hoặc để cải tạo đất.
- Hoa đậu biếc được dùng nhiều trong việc chế tạo phẩm màu tự nhiên.
- Như trong làm thuốc đông y trị bệnh và là thực phẩm được sử dụng nhiều.
- Đồng thời, các khoáng chất có trong hoa đậu biếc có công dụng ngăn ngừa được các yếu tố gây ung thư
- Trong ẩm thực dùng nước hoa đậu biếc để tạo màu an toàn cho thực phẩm như: đồi xôi, làm bánh, pha chế trà sữa,…
Công dụng của hoa đậu biếc trong ẩm thực
Ở các nước Đông Nam Á, hoa đậu biếc có công dụng trong cả đời sống thường ngày, được dùng để tạo màu cho món ăn, vừa làm món ăn đẹp mắt, vừa ngăn ngừa ung thư, lão hóa, chăm sóc da hiệu quả. Chính vì nhiều công dụng tuyệt vời như vậy nên hoa đậu biếc rất được chị em nội trợ yêu thích.
Hoa đậu biếc có thể được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn tráng miệng ngon và đẹp mắt, lại còn vô cùng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số món tiêu biểu mà bạn có thể làm tại nhà với hoa đậu biếc.
Trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc, với màu sắc đẹp mắt và có hương vị đặc biệt, sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư và tình trạng lão hóa sớm hiệu quả. Bạn nên dùng trà bông biếc thường xuyên sẽ giúp cải thiện lưu thông máu đến đầu cũng như tránh rụng và bạc tóc nhé.
Nguyên liệu làm trà hoa đậu biếc:
- 3 – 5 gram Hoa đậu biếc
- 10 ml Mật ong
- Quả quất, củ sả, nước sôi
Cách pha trà hoa đậu biếc:
Bước 1: Ngâm hoa đậu biếc khô với khoảng 100 ml nước sôi trong 5 phút rồi vớt hoa ra, thêm mật ong vào. Nếu trà quá đặc thì bạn có thể thêm chút nước sôi vào cho loãng.
Bước 2: Thêm nước quất vào cốc. Nên dùng rây lọc khi vắt quả quất để lọc hạt.
Bước 3: Cắt sả thành miếng nhỏ hoặc đập dập. Cho sả vào vào cốc và thưởng thức. Bật mí là nếu thích uống trà sữa, hãy thêm một lớp milkfoam hoặc macchiato béo ngậy lên trên nhé. Chắc chắn món trà của bạn sẽ càng thêm hấp dẫn.
Chè khúc bạch hoa đậu biếc
Chúng ta chắc hẳn đều không còn xa lạ gì với món chè khúc bạch phải không? Kết hợp với màu xanh hấp dẫn của hoa đậu biếc, món chè này sẽ càng hấp dẫn hơn đấy.
Nguyên liệu làm chè khúc bạch hoa đậu biếc:
- 250 ml Kem tươi
- 220 ml Sữa tươi không đường
- 8 lá Gelatin
- Nhãn
- 60 gram Đường trắng
- 60 gram Đường phèn
- 3 gram Hoa đậu biếc
- Muối
Cách làm chè khúc bạch hoa đậu biếc:
Bước 1: Ướp nhãn với đường trong khoảng 20 phút. Nấu sôi nước, đường phèn và một chút muối đến khi tan thì cho nhãn đã ướp vào, nấu cho tới khi nhãn đổi màu trắng đục thì tắt bếp.
Bước 2: Ngâm lá gelatin vào sữa tươi cho đến khi lá thấm đều vào sữa và nở mềm. Nấu cách thủy phần lá gelatin đã ngâm, khuấy đều cho hỗn hợp tan hoàn toàn, rồi cho tiếp sữa, kem tươi cùng với vani và một chút đường.
Bước 3: Ngâm hoa đậu biếc với nước sôi, rồi từ từ cho từng thìa nhỏ nước cốt hoa vào để sắc tím quyện hòa nhẹ nhàng. Rót hỗn hợp vào trong khuôn sao cho lớp kem sữa dày khoảng 1cm, để qua 4 – 5 giờ.
Bước 4: Bày chè khúc bạch màu tím ra bát, rót nước chè, ăn với nhãn đã bỏ vỏ và chút đá thì còn gì bằng.
Trân châu hoa đậu biếc
Nếu đã làm món trà sữa hoa đậu biếc thì chắc chắn không thể thiếu những hạt trân châu đậu biếc xanh cực hấp dẫn và dễ thương phải không?
Nguyên liệu làm trân châu hoa đậu biếc:
- 5 gram Hoa đậu biếc
- 3 gram Bột rau câu (Bột agar)
- 10 gram Bột rau câu dẻo
- 150 gram Đường trắng
- 100 ml Dầu ăn
- 1 quả Chanh
Cách làm trân châu hoa đậu biếc:
Bước 1: Ngâm 5 gram hoa đậu biếc khô với 100ml nước sôi trong 5 phút rồi lọc lấy nước hoa đậu biếc, phần bã hoa bỏ đi.
Bước 2: Trộn 150 gram đường, 3 gram bột rau câu giòn, 10 gram bột rau câu dẻo vào bat rồi trộn đều. Cho 800ml nước vào nồi cùng với phần đường rau câu vừa trộn, khuấy đều cho đường và rau câu tan hết. Bật bếp, vừa nấu vừa khuấy đều hỗn hợp nước rau câu.
Bước 3: Cho nước hoa đậu biếc đã lọc vào nồi rau câu, khuấy đều và nấu cho rau râu sôi lên.
Bước 4: Chuẩn bị một bát nước đá lạnh, cho dầu ăn vào, phần dầu ăn sẽ nổi lên trên mặt tô. Múc rau câu cho vào chai nhựa (chịu nhiệt), đậy nắp kín và nhỏ từng giọt vào bát nước đá, từng viên trân châu sẽ tạo thành hình tròn đọng trên mặt nước, một lúc sau sẽ chìm xuống dưới đáy bát.
Bước 5: Trân châu sau khi đã làm xong thì hớt bỏ hết lớp dầu ăn trên cùng đi, đổ ra rổ và xả dưới vòi nước cho tới khi trân châu hết sạch dầu ăn. Như vậy là được rồi.
Nước cốt dừa hoa đậu biếc
Món nước hoa đậu biếc đã hấp dẫn, thêm vị thơm ngon, thanh mát, ngọt lịm của nước dừa thì còn gì bằng phải không?
Nguyên liệu làm nước cốt dừa hoa đậu biếc:
- 15 bông Hoa đậu biếc khô
- 100 ml Nước ấm
- 100 ml Nước cốt dừa
- 30 ml Siro đường
Cách làm nước cốt dừa hoa đậu biếc:
Bước 1: Rửa sạch hoa đậu biếc khô, ngâm nước nóng 10 phút để ra màu nước. Cho nước cốt dừa ra cốc, thêm siro đường và khuấy đều.
Bước 2: Cho đá vào nước cốt dừa. Lọc lấy phần nước cốt hoa đậu biếc rồi đổ nhẹ nhàng vào cốc.
Bước 3: Khuấy đều lên để phần nước hoa đậu biếc hòa tan vào nước cốt dừa. Món uống cực đẹp mắt này không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe đấy.
Trà xanh chanh hoa đậu biếc
Đối với những tín đồ matcha, món uống này chắc chắn sẽ đứng đầu danh sách yêu thích của bạn. Hương vị matcha thanh mát kết hợp nước hoa đậu biếc xanh hấp dẫn, thêm chút vị chua nhẹ của chanh sẽ cực kì hấp dẫn cho mà xem.
Nguyên liệu làm trà xanh chanh hoa đậu biếc:
- 2 thìa canh Hoa đậu biếc
- 3 cốc Nước
- 158 gram Đường trắng
- 2 thìa cà phê Bột trà xanh
- 78 ml Nước cốt chanh
Cách làm trà xanh chanh hoa đậu biếc:
Bước 1: Cho đường, 1 cốc nước và nước cốt chanh vào nồi đun sôi. Hạ lửa xuống cho đến khi đường tan hoàn toàn, khoảng 3 phút. Giảm nhiệt và để nguội.
Bước 2: Ngâm hoa trong 1 cốc nước sôi trong 5 phút. Càng ngâm lâu, màu xanh càng đậm, bỏ xác hoa và để nguội.
Bước 3: Cho bột trà xanh vào bát và với khoảng 3 thìa canh nước nóng (80° C), từ từ khuấy đều cho đến khi hết cặn. Thêm phần nước còn lại và khuấy trà xanh cho đến khi tạo bọt.
Bước 4: Cho đá vào cốc thủy tinh. Đổ nước hoa đậu biếc vào khoảng 1/3 cốc. Đổ siro nước chanh vào khoảng 1/3 cốc nữa, lập tức nước đậu biếc sẽ chuyển sang màu tím đẹp tuyệt vời, cuối cùng là thêm nước trà xanh vào là được.
Sữa chua vải hoa đậu biếc
Sự kết hợp hoàn hảo giữa quả vải giòn mềm ngọt thanh, bột báng mềm dai và màu xanh tím đẹp mắt của hoa đậu biếc sẽ tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn bạn đến không thể cưỡng lại.
Nguyên liệu làm sữa chua vải hoa đậu biếc:
- 500 gram Vải
- 500 ml Sữa chua ít đường
- 100 gram Bột báng
- 10 gram Hoa đậu biếc
Cách làm sữa chua vải hoa đậu biếc:
Bước 1: Bỏ vỏ vải, tách hạt rồi để riêng.
Bước 2: Ngâm bột báng trong nước khoảng 15 phút rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. Bắc một nồi nước lên và cho bột báng vào, thêm chút đường cùng 5 gram hoa đậu biết khô, vài trái vải và nấu chín mềm. Khuấy đều tay để bột không bị dính lại với nhau, chín đều, không bĩ cháy.
Bước 3: Khi thấy bột báng đã chuyển sang màu trong suốt là bột đã chín, vớt bột ra ngâm trong nước lạnh. Cho 200 ml nước, 100 gram đường và 5 gram hoa đậu biếc khô còn lại vào nồi, sau đó thả vải vào đảo liên tục cho thấm đường và chuyển dần sang màu xanh thì tắt bếp.
Bước 4: Xếp vải ra dĩa, múc bột báng nhồi vào trong quả vải. Trộn 500ml sữa chua với nước vải rồi rưới lên trên trái vải. Vậy là thưởng thức được rồi.
Sinh tố dừa hoa đậu biếc
Sinh tố dừa hoa đậu biếc có màu xanh của hoa, màu trắng của dừa, hòa trộn vào nhau tạo thành món thức uống có màu sắc bắt mắt, vị ngon hấp dẫn.
Nguyên liệu làm sinh tố dừa hoa đậu biếc
- Dừa vừa cứng có dừa sáp càng ngon
- Hoa đậu Biếc
- Đường, đá, sữa tươi.
Cách Làm sinh tố dừa hoa đậu biếc
– Ngâm hoa đậu biếc trong nước nóng, sử dụng hoa khô hoặc tươi cũng được. Lượng dùng từ 4-5 hoa cho 100ml nước nóng. Hoa tươi hay khô cũng vậy. – Cơm dừa xay nhuyễn với đường, nước hoa đậu biếc, sửa tươi, sau đó thêm đá vào xay nhuyễn. – Cho vào ly và thưởng thức.
Xôi hoa đậu biếc
Nguyên liệu cần để làm xôi hoa đậu biếc
- Hoa đậu biếc (khô hoặc tươi): 50 bông
- Gạo nếp: 2 bát Nước cốt dừa: 5 thìa
- Rượu trắng: 1 thìa Dừa bào: 60g
- Đường: 4 thìa cà phê
- Muối: 2 thìa cà phê
Cách làm xôi hoa đậu biếc:
Nấu nước hoa đậu biếc và để nguội Nấu nước hoa đậu biếc và để nguội, vớt cánh hoa ra.
Liều lượng pha hoa đậu biếc: 50 bông/ 1 lít nước sôi.
Ngâm gạo nếp với nước vừa nấu để qua đêm. Vớt nếp ra để riêng cho ráo nước. Trộn nếp với muối. Rưới thêm nước cốt dừa lên trên.
Đem cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Lưu ý sau khi hấp được 20 phút thì mở nắp, xới cho xôi chín mềm, đều.
Khi xôi chín mềm, bạn xới xôi để hơi nước bay bớt và cho đường vào trộn.
Trên đây là toàn bộ công dụng của hoa đậu biếc từ cải thiện sức khỏe đến làm món ăn rất là chi tiết. Nhanh tay làm ngay một món từ sổ tay bên trên và cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn bên dưới.