HomeTin TứcVị phật đầu tiên ở việt nam và trên trái đất là...

Vị phật đầu tiên ở việt nam và trên trái đất là ai

Vị phật đầu tiên của Việt Nam là ai? vị phật đầu tiên trên trái đất và trong toàn vũ trụ là ai? Nếu bạn đang trên con đường nghiên cứu và nghiền ngẫm phật pháp thì phải biết những vị phật mà mình đang thờ cúng là ai đúng không? Dưới đây là một số điều cần biết về các vị phật đầu tiên được sử sách ghi chép lại.

vị phật đầu tiên ở việt nam
vị phật đầu tiên ở việt nam

Theo Phật giáo, thời đại xuất hiện một vị Phật là rất hiếm. Do đó, thời kỳ mà một vị Phật xuất hiện là một thời kỳ ‘hạnh phúc’.

Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm. Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng.

Vị phật đầu tiên trên trái đất là ai?

Vị Phật đầu tiên trên trái đất là Dīpaṅkara (Nhiên Đăng Cổ Phật). Dīpankara là vị Phật quá khứ được cho là đã sống trên Trái đất cách đây 100 nghìn aeons. Theo một số truyền thống Phật giáo Dīpankara là một Phật đã đạt đến giác ngộ trước Phật Gautama vị Phật lịch sử.

Phật Dīpankara thường được tượng trưng như một vị Phật ngồi. Phật phổ biến ở Trung Quốc, Thái Lan và Nepal. Vào thế kỷ 17, Dīpankara đã trở thành một nhân vật của sự tôn kính trong các cộng đồng Phật giáo Nepal. Phật Dīpankara được coi là người bảo vệ các thủy thủ và đôi khi những bức tượng của Dīpankara được tìm thấy trên đường bờ biển để hướng dẫn và bảo vệ các con tàu trong lộ trình của họ.

Vị phật đầu tiên ở Việt Nam là ai?

Vị Phật đầu tiên ở Việt Nam là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị hoàng đế thứ ba của triều Trần. Lên ngôi năm 1278 và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông là vị anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo nhân dân 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Khi đất nước thái bình Trần Nhân Tông nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý. Tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành. Giáo lý Phật hoàng Trần Nhân Tông nổi bật tinh thần nhập thế, gắn đạo với đời, đậm nét dân tộc. Thiền Trúc Lâm là sự kết hợp nhuần nhuyễn triết học siêu nhiên Phật giáo với nhân sinh quan Nho giáo và vũ trụ quan Lão giáo, nhấn mạnh việc tu tập nhằm khơi tính Phật trong tâm.

Vị thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được nhiều nước trên thế giới tôn vinh. Một nhà vua hết lòng vì nước, một thi sĩ dào dạt cảm hứng nhân tình, đạo pháp. Đẹp đẽ và vẻ vang thay cho đất nước chúng ta khi tất cả sự kỳ vĩ đó chung đúc lại trong một con người kiệt xuất – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Vị phật đầu tiên trong vũ trụ là ai?

Vị Phật đầu tiên ở vũ trụ này là Oai Âm Vương. Oai Âm Vương là đức Phật đầu tiên của kiếp Quá-khứ (tức Quá-khứ Trang-nghiêm kiếp). Theo Kinh Pháp Hoa (phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát) ghi chép, vào thời quá khứ, hơn vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn a-tăng-kì kiếp về trước, có quốc độ tên Đại-thành. Trong đó có đức Phật hiệu là Oai Âm Vương, ra đời thuyết pháp hóa độ cho các loài Trời, Người và A-tu-la.

Đức Phật trụ thế bốn mươi vạn ức na-do-tha hằng-hà-sa kiếp. Sau khi đức Phật diệt độ, thời kì chánh pháp trải dài vô số kiếp. Thời kì tượng pháp trải dài vô lượng vô số kiếp. Khi thời kì tượng pháp này chấm dứt, trong quốc độ ấy lại có đức Phật khác ra đời, cũng hiệu là Oai Âm Vương. Cứ như thế, trước sau có đến hai vạn ức đức Phật nối tiếp nhau ra đời, cùng có chung một danh hiệu là Oai Âm Vương.

Có tất cả bao nhiêu vị Phật trên toàn thế giới?

Theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật. Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

7 vị phật nguyên thủy là ai?

Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủy, quá khứ thất Phật, nguyên thủy thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập tới kinh sách Phật giáo. Cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh) với Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này. Trước vị Phật này là 6 vị Phật khác, bao gồm:

Thuộc Trang Nghiêm kiếp:

  • Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
  • Phật Thi Khí (Sikhin)
  • Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)

Thuộc Hiền kiếp:

  • Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
  • Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
  • Phật Ca Diếp (Kasyapa)

Top 28 vị Phật vip pro max

Theo thuyết của Phật giáo Nam tông, thì không chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni. Mà trong quá khứ, hiện tại và vị lai có vô số các vị Phật khác hằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng). Hầu hết số đó là các vị Phật Duyên Giác (Phật Độc Giác). Tức là chỉ đạt tới giác ngộ cho bản thân chứ không có khả năng thuyết pháp, không thể giáo hóa giúp người khác đạt tới giác ngộ. Trên một bậc giác ngộ là Phật Toàn Giác, những người giác ngộ đến cấp độ tối thượng và có thể giáo hóa chúng sinh.

Trong “Kinh Phật chủng tính” của Thượng tọa bộ có chép danh vị của 28 vị Phật toàn giác trong quá khứ của Phật giáo Nam truyền, lần lượt như sau. Tiếng Pāli còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit. Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Tam tạng.

  1. Taṇhaṅkara
  2. Medhaṅkara
  3. Saraṇaṅkara
  4. Dīpaṃkara
  5. Koṇḍañña
  6. Maṅgala
  7. Sumana
  8. Revata
  9. Sobhita
  10. Anomadassi
  11. Paduma
  12. Nārada
  13. Padumuttara
  14. Sumedha
  15. Sujāta
  16. Piyadassi
  17. Atthadassi
  18. Dhammadassī
  19. Siddhattha
  20. Tissa
  21. Phussa
  22. Vipassī
  23. Sikhī
  24. Vessabhū
  25. Kakusandha
  26. Koṇāgamana
  27. Kassapa
  28. Gotama

RELATED ARTICLES

Most Popular

oversized tee